Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc. Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh.
Ý nghĩa một số loại quả được thờ trong ngày Tết:
Tùy vào mỗi vùng miền mà có cách bày hoa quả trên bàn thờ gia tiên có sự khác nhau. Dưới đây là cách bày hoa quả với từng vùng miền mà các bạn có thể tham khảo qua:
Người miền Bắc bày mâm ngũ quả trên bàn thờ theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì thế, mâm ngũ quả cũng phải phối theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Cách bài trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết.
Vì thế, mâm ngũ quả ngày tết cổ truyền của người miền Bắc thường bao gồm: Chuối, dưa hấu (màu xanh); bưởi, phật thủ, cam, quýt hoặc quất (màu vàng); hồng, ớt hoặc táo tây (màu đỏ); đào hoặc lê (màu trắng); mận hoặc nho (màu đen).
Khu vực miền Trung là nơi có đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.
Người miền Trung thường bày mâm ngũ quả theo những loại quả vốn có sẵn ở quê hương chứ không cầu kì như nhiều miền khác. Các loại quả thường thấy là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…
Người miền Nam bày mâm ngũ quả với quan niệm “Cầu – Sung – Dừa – Đủ – Xài” cũng là từ nói lái của các loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Khác với miền Bắc và miền Trung, người miền Nam thường kiêng kỵ một số loại trái không bày trên mâm cúng, do tên gọi của chúng không đem lại may mắn như:
Nguồn: https://phongthoviet.com.vn/cach-bay-hoa-qua-tren-ban-tho-gia-tien-hop-phong-tuc-3-mien.html
Vui lòng đợi ...