Tùy vào điện áp đầu vào 1 pha hay 3 pha, 220v hay 380 v mà có những mạch chỉnh lưu cầu 1 pha hay 3 pha như hình bên dưới:
Sơ đồ điện áp ra
Tạo các xung điều khiển có độ rộng thay đổi (tần số cố định) để đóng ngắt các linh kiện điện tử bán dẫn công suất (IGBGT hoặc Mosfet). Việc thay đổi độ rộng xung thường do chúng ta điều chỉnh qua biến trở, nút bấm sẽ tác động lên mạch động lực thay đổi công suất đầu ra.
Sau khi xem xong phần nghiên cứu nguyên lý hoạt động ta quay lại vấn đề chính sửa chữa máy hàn điện tử không có điện áp ra.
Tùy vào từng nguyên nhân làm cho máy hàn điện tử không có điện áp ra mà chúng ta sẽ có cách xử lí phù hợp:
– Đối với một số dòng máy hàn hoạt động lâu sinh ra quá nhiệt máy chạy nóng quá cũng có thể báo đèn đỏ OC, đối với trường hợp này ta chỉ cần cho máy nghỉ ngừng hoạt động tắt đi bật lại là đèn đỏ không báo nữa và máy hoạt động bình thường.
– Trong trường hợp tắt đi bật lại đèn đỏ Oc báo luôn, hoặc khi chập que hàn đèn đỏ báo luôn. Thông thường trong những trường hợp này là phần động lực( công suất, sò) IGBT, Mosfet đang bị chập chúng ta cần xử lý tìm sò chết và thay thế.
– Cũng có một số trường hợp lỗi này do mạch điều khiển lỗi báo sai, trường hợp này nhanh nhất là có thể thay mạch điều khiển để đảm bảo xử lý nhanh và có máy dùng ngay
– Máy hàn que AC cũng có thể lỗi phần driver điều khiển Mosfet, IGBT thường là chết 1 cổng, dẫn đến mất xung, xung điều khiển bị lệch
Trên đây là một số cách xử lí máy hàn điện tử không có điện áp ra. Nếu không tự sửa được tại nhà bạn nên tìm tới nơi sửa chữa máy hàn uy tín nhanh nhất Hà Nội. Đảm bảo sửa được 99% các bệnh của máy hàn điện tử.
Nguồn: https://mayhancongnghiep.vn/cach-sua-loi-may-han-dien-tu-khong-co-dien-ap-ra-nhanh-nhat.html
Vui lòng đợi ...