Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ thời xưa đã đi vào tiềm thức của mỗi người Việt ta. Bên cạnh ông bà, ông vải – những người được an hưởng tuổi già rồi quy tiên thì trong gia đình dòng họ luôn có những vong linh bạc mệnh. Người Việt ta gọi những vong linh đó là Bà Cô, Ông Mãnh.
Trước khi tìm hiểu cách thờ bà Tổ Cô thì chúng ta cần hiểu rõ bà Tổ Cô là ai. Bà Cô Ông Mãnh là những vị rất linh thiêng. Bà Tổ Cô là những người con gái mất khi còn trẻ, chưa lập gia đình. Họ mất vì nhiều lý do như bệnh tật, tai ương nhưng chưa đầu thai chuyển kiếp mà vẫn muốn lưu lại chốn nhân gian. Để nguyện giúp đỡ và che chở cho người trong dòng họ, đặc biệt là những em bé hoặc người nhỏ tuổi trong gia đình.
Bàn thờ bà Tổ Cô, Ông Mãnh tại các gia đình cần lập đúng theo nghi thức
Ông Mãnh cũng vậy, đây là những vong linh của con trai mất sớm hoặc chết yểu trong nhà, cũng vì lý do để bảo hộ cho người trong gia đình được bình an, không phải chịu số mệnh ngắn ngủi giống như mình mà vong linh ở lại chốn dương gian.
Nhưng không phải ai chết trẻ cũng thành Bà Tổ Cô, Ông Mãnh mà phải là những vong linh khi chết đi, trên đường xuống cõi âm có duyên tu tập đạo Phật, đạo Mẫu mới trở thành Bà Tổ Cô, Ông Mãnh.
Những vong linh này thường rất linh thiêng, tùy vào nhân duyên mà họ che chở cho người thân trong gia đình tránh khỏi tai ương, phần nào vận hạn. Nhận thấy được sự linh thiêng của Bà Tổ Cô, Ông Mãnh ngày nay người ta thường lập bàn thờ riêng cho các vị để cầu mong phù hộ đồ trì, nghe bảo trước khi làm việc gì trọng đại.
Khi phải đưa ra quyết định quan trọng hay chuẩn bị 1 chuyến đi xa thì hãy thắp nén hương thơm, thành tâm thành khẩn xin Bà Tổ Cô dẫn đường chỉ lối. Việc tỏ thì theo, việc tăm tối sẽ đoạn đường.
Cách bà thờ Tổ Cô cũng khá đơn giản, bàn thờ Bà Tổ Cô sẽ gồm có những thứ cơ bản sau:
Ngoài những thứ cơ bản trên, có nơi người ta hình tượng hóa Bà Tổ Cô, Ông Mãnh qua các bức tượng hoặc hình vẽ trên vải, liễn để phân biệt với ban thờ gia tiên. Hình tượng thờ phụng thì thường là hình ảnh thể hiện của người con gái xinh đẹp, trinh trắng, đôn hậu, ăn mặc thật trang nghiêm.
Đối với ban thờ tại gia, người ta thường thờ bằng những bức vẽ với hình vẽ là ba cô gái xinh đẹp, màu sắc tươi tắn, vị ở giữa cao nhất tượng trưng cho Bà Tổ Cô, hai vị bên trái và bên phải chầu hầu Bà Tổ Cô hoặc có nhà chỉ thờ chữ viết trên liễn, vải. Khác với hình vẽ, tượng Bà Tổ Cô chủ yếu được thờ ở Đền, Chùa, Miếu,…
Trên đây là cách thờ bà Tổ Cô, với những vật dụng cơ bản luôn có sẵn trên ban thờ, mỗi dịp cúng lễ Bà Tổ Cô, cần chuẩn bị hoa tươi, trái quả, bánh kẹo, đồ ngọt. Trong một số gia đình, người ta có bày biện thêm đồ chơi của trẻ em để làm Bà Tổ Cô hoan hỉ. Những dịp cúng lễ có thể nói đến như giỗ chạp, tuần tiết sắc vọng, ngày rằm mùng một.
Nguồn: https://gohoanggia.vn/cach-tho-ba-to-co-chuan-dem-lai-tai-loc-ve-cho-gia-dinh-pid2500.html
Vui lòng đợi ...