Bạn đang băn khoăn không biết có mấy loại máy phát điện xoay chiều? Máy phát điện xoay chiều là máy chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện năng dưới dạng của điện xoay chiều. Khi nam châm quay sẽ xuất hiện một suất điện động biến thiên trong mạch. Nếu đưa suất điện động xoay chiều này ra ngoài thì ở mạch ngoài sẽ xuất hiện dòng điện xoay chiều.
Hiện nay trên thị trường có 2 loại máy điện xoay chiều là máy phát điện xoay chiều 1 pha và 3 pha.
1, Máy phát điện xoay chiều 1 pha
– Là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ ( từ thông qua cuộn dây thay đổi sinh ra suất điện động cảm ứng ).
– Ở máy phát điện xoay chiều 1 pha cũng có các bộ phận tương tự một chiếc máy phát điện bình thường. Tuy nhiên ở bộ phận đầu phát sẽ có các điểm khác so với máy phát điện 3 pha. Cụ thể:
Sự khác biệt lớn nhất giữa dòng máy phát điện 3 pha với các dòng máy khác cũng nằm ở bộ phận đầu phát. Cụ thể:
– Stato: Gồm 3 cuộn dây giống nhau về số vòng gắn cố định trên một đường tròn lệch nhau 120 độ.
– Roto: Là một nam châm có thể quay quanh một trục với tốc độ không đổi.
Máy phát điện 3 pha tạo ra dòng điện 3 pha. Khi truyền tải dòng điện 3 pha đi xa tiết kiệm được dây dẫn so với truyền tải điện năng bằng dòng điện 1 pha.
Đối tượng hay dùng máy phát điện xoay chiềuDựa vào nguyên lý hoạt động mà các nhà sản xuất đã cho ra đời nhiều dòng máy phát điện xoay chiều có công suất lớn, vận hành ổn định, độ bền cao.
Thông thường đối tượng hay dùng máy phát điện xoay chiều thường thấy nhất là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lớn cần tiêu thụ điện năng lớn và liên tục. Với máy phát điện xoay chiều có thể cung cấp điện dự phòng khắc phục các trường hợp mất điện đột xuất có thể làm gián đoạn công việc và ảnh hưởng đến kinh tế của công ty.
Trước khi sử dụng máy phát điện người dùng cần tiến hành kiểm tra lại tổng thể máy.
– Dầu nhớt phải luôn được bổ sung đầy đủ nhất để tránh trạng máy hoạt động không được mượt mà, thiếu dầu nhớt dẫn đến bị bó biên.
– Kiểm tra nước làm mát, dây curoa,..
– Vị trí đặt máy phải thông thoáng, khô ráo và trên 1 bề mặt bằng phẳng.
– Tuyệt đối không để máy phát điện xoay chiều hoạt động quá tải bởi có thể gây ra phát nổ hoặc các thiết bị điện nối với máy sẽ bị hư hỏng,
– Nên lắp đặt thêm tủ chuyển nguồn tự động hoặc cầu dao đảo nguồn điện để tránh tình trạng “ xông điện ” khi mạng lưới điện hoạt động trở lại.
– Tuân thủ quy trình vận hành máy phát điện nếu muốn sử dụng máy dài lâu và an toàn.
– Nhiên liệu dùng cho máy nên sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Không tự ý thay đổi nhiên liệu bởi máy sẽ không hoạt động và còn gây ra hư hại cho máy.
– Khi máy đang hoạt động mà muốn bổ sung nhiên liệu thì cần phải tắt máy và để nguội hẳn nhiên liệu còn lừa để tránh cháy nổ. Nếu chẳng máy nhiên liệu bị tràn ra ngoài thì nên để nhiên liệu bốc hơi hết rồi mới cho chạy lại.
– Dù không sử dụng máy thường xuyên thì cũng nên cho máy chạy không tải 5 – 10 phút 2 lần/tuần để các chi tiết bên trong được bôi trơn dầu nhớt tránh bị khô rỉ sét.
Mỗi loại máy phát điện xoay chiều sẽ có ưu nhược điểm riêng đáp ứng từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Việc lựa chọn máy phát điện 1 pha hay 3 pha còn tùy thuộc vào nguồn tải của bạn là 1 pha hay 3 pha và cả môi trường sử dụng:
Trên đây là chúng tôi đã giải đáp có mấy loại máy phát điện xoay chiều cũng những thông tin liên quan đến máy phát điện xoay chiều. Hy vọng chúng tôi đã mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích thông qua bài viết trên đây.
Vui lòng đợi ...