Được coi là nhà thờ đẹp nhất Tây Nguyên, nhà thờ gỗ Kon Tum là một công trình kiến trúc tôn giáo vô cùng độc đáo với hơn 100 năm lịch sử. Đây được coi là biểu tượng của Kon Tum, là điểm du lịch không thể bỏ qua với du khách khi đến với vùng đất đại ngàn.
Nhà thờ gỗ được linh mục Pháp Giuse Decrouille cho xây dựng từ năm 1913 và kéo dài đến 1918 hoàn tất. Dù đã trải qua hơn 100 năm lịch sử, mưa nắng, chiến tranh… vẫn vững chắc không hề bị hư hỏng.
Sở dĩ Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum được gọi là nhà thờ gỗ là vì nguyên liệu chủ yếu để dựng lên nhà thờ này là từ gỗ cà chít, là một loại sến đỏ có rất nhiều ở vùng đất Tây Nguyên ngày xưa. Phụ trách xây dựng nên kiệt tác này là những nghệ nhân lành nghề từ Bình Định và Quảng Ngãi. Trần, tường, vách được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu nhà truyền thống của người miền trung Việt Nam, không dùng bê-tông cốt thép hay vôi vữa, các tấm gỗ được kết dính với nhau bằng mộng mà không hề sử dụng đinh.
Về tổng quan kiến trúc, nhà thờ bằng gỗ được thiết kế theo kiến trúc Roman, phối hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na. Đây được coi là đỉnh cao của sự kết hợp giữa văn hóa Tây phương và bản sắc dân tộc của vùng Tây Nguyên nước ta.
Trên các bức tường trong thánh đường là những bức tranh kính màu rực rỡ về Chúa, Đức Mẹ, các điển tích trong kinh thánh. Các khung cửa này vừa có tác dụng lấy ánh sáng, vừa tạo thêm vẻ tráng lệ.
Xem thêm: nhà thờ họ gỗ đẹp
Nhà thờ gỗ uy nghiêm là công trình mang tính biểu tượng của tỉnh Kon Tum, là niềm tự hào không chỉ với người dân Công giáo nơi đây, còn là điểm tham quan hút khách nhất, không thể bỏ qua nếu như bạn có dịp đến thăm.
Nguồn: https://banthoviet.com.vn/kham-pha-kien-truc-nha-tho-go-doc-dao-o-kon-tum-tay-nguyen.html
Vui lòng đợi ...