Ở Nhật, có hai loại mã JAN, trong đó có 13 chữ số tiêu chuẩn và 8 chữ số viết tắt, và nó bao gồm các số được liệt kê dưới đây.
Mã quốc gia là 2 hoặc 3 chữ số đứng đầu trong mã vạch, trong đó tùy theo từng nước mà mã số này được phân chia khác nhau. Mã vạch của Nhật là mã vạch 49 và 45.
Mã nhà sản xuất là 7 chữ số theo tiêu chuẩn hoặc 4 chữ số được rút gọn nối tiếp mã quốc gia.
Tại Nhật Bản, nó được quản lý bởi Trung tâm phát triển hệ thống du nhập hàng hóa, qua đó các nhà sản xuất có thể đăng ký mã vạch và nhận được mã số tương ứng cho công ty của mình.
Mã sản phẩm là những chữ số tiếp theo mã nhà sản xuất, với 5 chữ số theo tiêu chuẩn và 1 chữ số rút gọn. Khác với mã nhà sản xuất, mã sản phẩm được quy định bởi chính nhà sản xuất.
Chữ số kiểm tra chính là chữ số đứng cuối trong mã vạch (1 chữ số), dùng để kiểm tra việc đọc mã vạch có chính xác hay không.
Cơ bản là mã vạch của Nhật Bản có cách quản lý cũng như quét mã vạch không khác gì lắm với các nước khác.
Chúng ta xác định số C như sau:
Ví dụ:
Tính số kiểm tra cho mã: 893456501001 C
Bước 1: 1 + 0 + 0 + 6 + 4 + 9 = 20
Bước 2: 20 x 3 = 60
Bước 3: 8 + 3 + 5 + 5 + 1 + 0 = 22
Bước 4: 60 + 22 = 82
Bước 5: 90 – 82 = 8
Mã EAN-13 hoàn chỉnh là : 893456501001 8 – Đây là mã vạch của Việt Nam
Như vậy, nếu dựa trên công thức trên, nếu số C trên mã vạch sản phẩm không trung với số C bạn đã xác định, thì hàng hóa đó là hàng giả. Nếu trùng, thì hàng hóa đó là thật.
Trong bài viết trên đây chúng tôi đã phân tích cho các bạn biết mã vạch 49 là của nước nào. Tìm hiểu về mã vạch sẽ rất có ích trong công cuộc xác định nơi sản xuất, nguồn gốc của các nhu yếu phẩm bạn định mua hằng ngày
Nguồn: https://quetmavach.com/ma-vach-49-co-xuat-xu-tu-quoc-gia-nao-cach-kiem-tra-1553.html
Vui lòng đợi ...