Mã vạch âm thanh sẽ đánh dấu bằng âm thanh mà nó tạo ra khi chúng ta sử dụng ngón tay hoặc một chiếc bút cạo lên mã vạch. Họ gọi loại mã vạch này là Acoustic Barcode. Mã vạch có thể được khắc hoặc in 3D lên hầu hết các loại vật liệu như gỗ, nhựa, kính hay đá… Mục đích là phải tạo ra các vạch đường thẳng nổi lên trên và các rãnh nằm chính giữa các vạch đó, để khi ta dùng móng tay hay vật gì đó cà lên thì nó sẽ tạo ra âm thanh “rột rột”.
Chiều dài mã vạch khác nhau, khoảng cách giữa các vạch và các rãnh khác nhau sẽ tạo ra âm thanh khác nhau. Sóng âm mà nó tạo ra sẽ được đưa vào máy tính thông qua micro và chạy một dòng lệnh nào đó, từ đó xuất dữ liệu ra dưới dạng hình ảnh hoặc âm thanh.
Phần mã vạch âm thanh được khắc lên một bề mặt, bao gồm các đường gờ song song với kích thước và khoảng cách khác nhau. Khi chúng ta cạo lên mã vạch đó, nó sẽ phát ra âm thanh và được mã hóa và nhận diện bởi máy tính. Loại mã vạch này có thể khắc trên nhiều vật liệu khác nhau, như gỗ, kim loại, thủy tinh, nhựa, phim hoặc thậm chí in nổi lên giấy.
Hệ thống máy tính phân tích sẽ có một microphone để thu âm thanh tạo ra từ mã vạch, loại microphone này khá rẻ (chỉ 6 USD) và có tầm hoạt động khoảng 10 mét. Hệ thống này sẽ ghi lại các âm thanh tạo ra từ mã vạch với một tần số nhất định, để tránh bị lẫn cả các âm thanh xung quanh, âm thanh sau khi thu lại cũng được xử lý và loại bỏ các tạp âm. Sau đó nó được xử lý và kết quả sẽ xác định một giá trị ID duy nhất, từ đó bắt đầu tìm kiếm dữ liệu lưu trữ của ID đó.
>>> Xem thêm: Ứng dụng quét mã vạch
Ứng dụng của loại mã vạch âm thanh trong tương lai khá đa dạng, nó có thể giúp người mua hàng nhanh chóng kiểm tra thông tin của sản phẩm, chỉ bằng cách cạo nhẹ ngón tay lên phần mã vạch và loa sẽ phát ra âm thanh hoặc màn hình sẽ hiển thị thông tin của sản phẩm đó. Ngoài ra nó còn có thể dùng để điều khiển các thiết bị, tích hợp với phần mềm trên điện thoại để sử dụng trong nhiều trường hợp.
Các nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều cuộc thử nghiệm về độ chính xác của loại mã vạch này. Kết quả của cuộc thử nghiệm tuy chưa được như mong đợi, với tỷ lệ chính xác khoảng 75 %. Tuy nhiên các biện pháp khắc phục và cơ chế sửa lỗi vẫn đang được nghiên cứu phát triển, hứa hẹn một tương lại mới cho loại mã vạch âm thanh này.
Nguồn: https://quetmavach.com/ma-vach-am-thanh-nghien-cuu-moi-nhat-de-luu-tru-du-lieu-2075.html
Vui lòng đợi ...