Nên chọn tranh treo ở phòng thời vì 2 lí do chính sau:
Tính thẩm mỹNhững bức tranh treo ở phòng thờ nó sẽ kết hợp với những kiến trúc nội thất bên trong phòng sẽ giúp tăng thêm vẻ đẹp về sự tâm linh, thanh tịnh. Khiến cho mỗi thành viên trong gia đình bạn sẽ thấy nhẹ nhàng và ấm cúng khi bước vào nơi đây.
Có rất nhiều mẫu tranh treo phòng thờ khác nhau, tương ứng với mỗi loại sẽ có từng ý nghĩa khác nhau. Những bức tranh này không chỉ mang nét đẹp về thẩm mỹ mà còn mang lại vẻ đẹp trong yếu tố phong thủy. Đặt những bức tranh với vị trí hợp lý sẽ mang lại cho gia chủ nhiều may mắn,bình an và thu hút tài lộc.
Tranh Phật Tổ Như Lai là thể loại tranh trang trí trong những nơi trang trọng và tranh còn được treo trong nơi thờ cúng tổ tiên của gia đình. Có rất nhiều người lựa chọn treo tranh thêu Phật Tổ Như Lai vì họ luôn tâm niệm rằng khi treo bức tranh này trong phòng thờ của gia đình mình sẽ mang lại sự bình an, may mắn cho ngôi nhà của họ.
Tranh thêu Phật Quan Âm Bồ TátPhật Quan Thế Âm theo quan niệm của Phật giáo sẽ giúp chúng ta gặp dữ hóa lành, luôn bình an trong cuộc sống. Vì thế nên mọi người cũng luôn có quan niệm treo tranh thêu Phật Quan Thế Âm Bồ Tát trong phòng thờ sẽ luôn có bình an cho gia đình,
Tranh thêu Phật Di Lặc
Nụ cười hiền từ của Phật Di Lặc được mọi người luôn tin rằng nó có sức mạnh đến mức nó luôn được tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ. Phật đi đến đâu thì mang lại hạnh phúc đến đây cho mọi người cho muôn nhà.
Tranh thêu Hoa senHoa sen là một loài hoa mang tính nghệ thuật, mang một vẻ đẹp với nhiều ý nghĩa sâu sắc.Hoa sen chính là biểu tượng của sự sinh sôi nhiều con cháu, điều lành tới điều dữ đi.
Tranh thêu sen cũng là biểu tượng của nhân quả luân hồi: hoa nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai. Đây là một sự nối tiếp liên tục và thịnh vượng. Tranh thêu hoa sen là một bức tranh treo ở phòng thờ không chỉ đẹp mà còn sang trọng rất ưa phong thủy.
Tranh đồng cửu huyền thất tổỞ đây cụm từ “Cửu huyền” có nghĩa là: Chín đời: Cao (ông sơ), tằng (ông cố), tổ (ông nội), cha, mình, con, cháu, chắt, chít – Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao – Tằng – Tổ – Khảo – Kỷ – Tử – Tôn – Tằng – Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời.
Còn “Thất tổ” nghĩa là: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ” – Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.
Vì lí do này mà người Việt Nam ta dùng cụm từ cửu huyền thất tổ để chỉ nơi thờ cúng ông bà, cha mẹ đã khuất.
Trên đây là một số mẫu tranh treo ở phòng thờ mà bạn có thể tham khảo lựa chọn cho không gian thờ cúng gia đình mình.
Nguồn: https://phongthotrucchi.com/nhung-dieu-can-luu-y-khi-treo-tranh-treo-o-phong-tho.html
Vui lòng đợi ...