Trong Đông y, cũng giống như một số loại lá tắm dân gian khác, ba gạc có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, giải độc, trừ thấp, trị ngứa. Một số công trình nghiên cứu từ y học hiện đại cũng cho thấy, vị thuốc này có thể giúp hạ cholesterol, ổn định huyết áp, cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ.
Tiến hành thử nghiệm cao và nước sắc từ lá , cành non của ba chạc trên bồ câu cho thấy có sự hình thành tuyến sữa và tăng tiết sữa ở 1/5 trong tổng số chim được thử nghiệm.
– Chủ trị:
Lá dùng trong điều trị bệnh chốc đầu, ghẻ, ho, viêm họng, chán ăn, phụ nữ sau sinh ít sữa, co giật ở trẻ em, eczema, mụn nhọt, nhiễm trùng da….
Lá và bỏ thân: Chủ trị đau nhức xương khớp, đau gân, trị phong thấp, tê bại tay chân, liệt nửa người, rối loạn kinh nguyệt, giải độc và kích thích tiêu hóa.
– Cách dùng, liều lượng:
Dùng ngoài: Lá và cành ba chạc dùng dạng tươi, nấu nước rửa tổn thương và tắm lá ba gạc để cải thiện các vấn đề ngoài da.
Sắc uống: Mỗi ngày 10 – 15g lá hoặc 9-30g rễ, 4 – 12g thân sắc uống theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Nấu 1 nắm lá ba chạc lấy nước đặc tắm lá ba gạc hoặc rửa vùng da tổn thương. Dùng lá dưới dạng tươi hoặc khô.
2. Chữa chán ăn, bồi bổ cơ thể, cải thiện khả năng tiêu hóaDùng 10 – 15g rễ ( có thể thay thế bằng thân vỏ) nấu với 1 lít nước chia làm nhiều lần uống trong ngày. Dùng thuốc đều đặn trong 30 ngày liên tục.
3. Chữa ngộ lá ngón, giải độc ganChuẩn bị 15 – 20g ba chạc ( dùng lá, vỏ thân hay rễ đều được). Sắc nước uống.
Khi sử dụng tắm lá ba gạc bạn nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng để tránh những phản ứng phụ không mong muốn nhé.
Nguồn: https://latamdangian.com/tam-la-ba-gac-chua-tri-mun-nhot-choc-ghe-va-nhiem-trung-da-580.html
Vui lòng đợi ...