Từ thời xa xưa thì ông cha ta đã quan niệm rằng trẻ con trên đời được sinh ra nhờ bàn tay nhào nặn của các vị tiên nương đầu thai. Các vị tiên này còn có tên khác là mẹ sinh hay mẹ sanh, hoặc thân thuộc nhất là mười hai bà mụ. Tương truyền thì đứa trẻ có xinh đẹp hoặc hiếu thuận, sáng láng hay không cũng chính là nhờ công ơn của các bà mụ.
Vì lẽ đó mà cứ đến dịp các em bé được tròn cữ, tròn tháng hay thôi nôi thì cả gia đình sẽ có trách nhiệm phải làm một bàn thờ mụ để cảm tạ các bà đã cho mẹ tròn con vuông, đồng thời mong các bà tiếp tục để mắt đến bé, giúp bé sớm biết đi lại, biết nói năng…
>>> Xem thêm: Cắm hoa bàn thờ
Để buổi lễ tươm tất thì cả nhà sẽ phải chuẩn bị đầy đủ đồ lễ cúng, chuẩn bị văn tế, tính toán giờ cúng và đặt mâm cúng mụ bà ở đâu là thích hợp. Bàn thờ Mụ dung để cúng càng tươm tất thì cuộc đời về sau của các bé sẽ càng gặp nhiều điều may.
Những lễ vật cúng mụ nói chung
Lễ mặn: gồm các món xôi, cơm, canh, gà luộc, rượu trắng, vv…
Thường thì rất nhiều gia đình chọn đặt mâm cúng ở giữa phòng khách, gần bàn thờ gia tiên. Mâm cúng được đặt hướng về phía cửa ra vào chính. Đậy là vị trí phổ biến nhất vì hợp với phong thủy, khá thoáng mát, tiện cho việc bày biện và có nguồn sáng tốt, thích hợp cho việc chụp ảnh lưu niệm.
Một số gia đình, đặc biệt là các gia đình nông thôn lại chọn cách bày mâm ở ngoài sân, hòa hợp với đất trời. Một số khác nữa lại chọn đặt mâm ở trong phòng của bé, gần với nơi bé ngủ.
Hy vọng rằng những kiến thức về cách hành lễ cúng mụ cũng như cách đặt mâm cúng mụ bà ở đâu vừa rồi đã phần nào giúp ích cho những bạn còn bỡ ngỡ. Đây đều là những nghi thức đầu tiên của một đời người, mang trong mình nhiều ý nghĩa tốt lành. Mong rằng từ đây, các bạn sẽ có thể chuẩn bị bàn thờ mụ để có một lễ tươm tất nhất.
Nguồn: https://banthoviet.com.vn/tim-hieu-lap-ban-tho-mu-can-nhung-thu-gi-dau-la-dung-nhat.html
Vui lòng đợi ...