Thay vì sử dụng thuốc tây, nhiều bệnh nhân tìm đến các cây thuốc nam để giải quyết bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cây chè dây còn được gọi là bạch liễm – một loại cây dây leo được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Trong vòng vài năm trở lại đây, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện để tìm hiểu về tác dụng của loại thảo dược này.
Thử nghiệm lâm sàng cho thấy, chiết xuất từ dây leo có khả năng trung hòa axit, giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, làm nhanh lành vết loét. Đồng thời thảo dược này còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Hp – thủ phạm phổ biến gây bệnh viêm loét dạ dày.
Chè dây – Lá thuốc trị dạ dày hiệu quả
Cách sử dụng cây chè dây chữa viêm loét dạ dày như sau:
Trường hợp sử dụng chè dây ở dạng túi lọc người bệnh có thể pha uống 2 túi mỗi ngày. Tuy nhiên nếu bị bệnh do vi khuẩn Hp thì có thể tăng liều lên khoảng 4 túi.
>> Có thể bạn quan tâm:
Cỏ nhọ nồi cũng là một trong những cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Y học cổ truyền ghi nhận, nhọ nồi có vị chua ngọt, tính lương, có khả năng đi vào các kinh Can, Thận giúp giải độc, cầm máu, làm mát máu, ngăn ngừa hiện tượng xuất huyết ở vết loét trong dạ dày.
Nghiên cứu về thành phần của cây cỏ nhọ nồi, các nhà khoa học cũng ghi nhận nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe như tanin, carotene hay flavonozit. Những chất này có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, làm bề mặt vết loét trong dạ dày nhanh khô se và có tốc độ hồi phục nhanh hơn.
Cách 1: Uống nước cây nhọ nồi
Chuẩn bị: 1 nắm lá cỏ nhọ nồi
Cách sử dụng: Rửa sạch dược liệu đã chuẩn bị, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút để đảm bảo khử sạch vi khuẩn và ký sinh trùng. Thái nhỏ lá nhọ nồi rồi đem xay nhuyễn với 1 ly nước đun sôi để nguội. Cuối cùng lọc lấy nước cốt chia uống làm 2 lần trong ngày.
Cách 2: Chữa viêm loét dạ dày chảy máu
Chuẩn bị: Cây nhọ nồi (50g), 4 quả táo tàu khô, bạch cập ( 25g) và quốc lão ( 15g)
Cách sử dụng: tất cả đem sắc với nửa lít nước đến khi cạn còn 300ml. Gạn thuốc sắc chia đều làm 2 phần uống hết trong ngày. Dùng sau các bữa ăn trưa và tối khoảng 30 phút là tốt nhất.
Cây dạ cẩm sử dụng lá, ngọn non hoặc rễ làm thuốc chữa bệnh. Toàn thân cây có chứa các thành phần hóa học như Saponin, Tanin, Alcaloid hay Anthraglycosid. Những chất này thể hiện rõ khả năng kháng khuẩn đối với một số chủng vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giúp giảm lượng axit dư thừa, cải thiện tình trạng ợ chua và làm tổn thương trong dạ dày nhanh khô se.
Chuẩn bị: Ngọn và lá dạ cẩm số lượng lớn
Cách sử dụng: Đem dược liệu đã chuẩn bị rửa sạch, phơi khô, đóng vào túi ni lông dùng dần. Để trị viêm loét dạ dày, mỗi ngày lấy 20g đem nấu cùng 500ml, đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 20 phút là được. Gạn thuốc ra, để nguội, chia uống trước các bữa ăn sáng, trưa và tối khoảng 20 phút.
Lá khôi tía chứa các thành phần quan trọng là tanin và glucosid. Những chất này đã được chứng minh về khả năng ức chế vi khuẩn Hp, chống viêm, làm se lành vết loét và giúp tổn thương nhanh liền sẹo, đồng thời ức chế sản xuất axit ở dạ dày. Nhờ những tác dụng trên mà cây thuốc nam này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh ở đường tiêu hóa như: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
Sử dụng bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày từ lá khôi tía có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp, làm nhanh lành vết loét
Chuẩn bị:
Tất cả cho vào ấm, đổ thêm vào 1,5 lít nước đun sôi kỹ trong 20 phút. Uống thuốc sắc ngày 3 lần khi đang đói bụng, tốt nhất là trước các bữa ăn khoảng 30 phút.
**Lưu ý: Sử dụng lá khôi tía quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, da xanh, sắc mặt tái nhợt… Người bệnh không nên vì nôn nóng muốn chữa khỏi bệnh nhanh mà lạm dụng quá mức.
Các loại lá thuốc trị đau dạ dày chủ yếu sử dụng các thảo dược tự nhiên nên khá lành tính và an toàn nếu được dùng đúng cách. Người bệnh có thể áp dụng trong thời gian dài mà không lo gặp tác dụng phụ như khi điều trị bệnh bằng thuốc tân dược.
Nguồn: https://latamdangian.com/top-4-loai-la-thuoc-tri-dau-da-day-hieu-qua-an-toan-tai-nha-934.html
Vui lòng đợi ...