Từ trước tới nay, các bài thuốc bài thuốc nam luôn được lưu truyền chữa được nhiều căn bệnh. Hãy cùng điểm qua các loại cây thuốc nam quý có tác dụng chữa bệnh ở Việt Nam.
Một trong các loại cây thuốc nam phải kể tới là cà gai leo. Cà gai leo còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù,…có tên khoa học là Solanum procumbens. Cà gai leo có tác dụng ổn định, tăng cường chức năng gan. Rễ cây có chứa ancaloit, glycoancaloit,… giúp ngăn chặn quá trình xơ gan, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan.
Bạn có thể dùng cà gai leo sắc nước uống hằng ngày hoặc dùng các loại thực phẩm chức năng được chiết xuất từ cà gai leo.
Giảo cổ lamGiảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, còn có tên gọi khác là thất diệp đảm, ngũ diệp sâm,…
Giảo cổ lam còn được gọi là thất diệp lam, ngũ diệp sâm
Giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến. Bên cạnh đó, loại cây thuốc nam này còn giúp ăn ngon miệng và ngủ ngon giấc hơn, giúp bệnh nhân sau phẫu thuật nhanh phục hồi. Nó còn có tác dụng giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra và tăng hệ miễn dịch của cơ thể.
Đan sâmCác loại cây thuốc nam tiếp theo phải kể tới là cây đan sâm. Cây đan sâm hay còn gọi là huyết sâm, xích sâm, huyết căn,… có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge. Đan sâm phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm và cận nhiệt đới.
Đan sâm sống ở vùng nhiệt đới ẩm và cận nhiệt đới
Đan sâm có khả năng làm giãn động mạch vành, tăng dòng máu và ngăn ngừa thiếu máu cơ tim. Nó còn được dùng để chữa phong thấp khớp sưng tấy, thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ, ngăn ngừa xơ vữa mạch, chống oxy hóa, chống viêm.
Hà thủ ôHà thủ ô có 2 loại là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb. Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở các nước cận nhiệt đới và nhiệt đới.
Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc bổ, giúp điều trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc. Trong hà thủ ô đỏ có chứa lecithin, có tác dụng bổ tim, giúp cải thiện chuyển hóa chung, anthraglycosid trong hà thủ ô đỏ giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng.
Hà thủ ô đỏ được sử dụng như một vị thuốc bổ
Hà thủ ô trắng có tên khoa học là Streptocaulon juventas, có vị đắng, tính mát, có tác dụng bổ máu bổ gan thận. Hà thủ ô trắng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường hoạt động của hệ đường ruột, giúp lợi tiểu, an thần nhẹ, hạ nhiệt cơ thể, tăng cường sức khỏe, tăng cân.
Sâm cauCác loại cây thuốc nam nữa là cây sâm cau. Sâm cau có tên khoa học là Curculigo orchioides gaertn, mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta.
Sâm cau cải thiện chức năng sinh lý của nam và nữ giới
Sâm cau hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, thần kinh suy nhược, giúp bạn tăng cường chức năng sinh lý của nam và nữ giới. Nó còn giúp bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, tăng cường sức khỏe.
Cây mật gấu
Cây mật gấu còn gọi là hoàng liên ô rô, mã hồ. Cây mật gấu có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng về bệnh rối loạn tiêu hóa, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp.
Cây mật gấu hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa
Bên cạnh đó, nó còn giúp mát gan, phòng và chữa sỏi mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu. Khi dùng lâu dài, nó còn giúp chữa bệnh béo phì và bệnh gút.
Cây ráy gaiCây ráy gai có tên khoa học là Lasia spinosa, còn có tên khác là sơn thục gai, rau mác gai, rau chân vịt,… Ở Việt Nam, ráy gai phân bố ở khắp các vùng đồng bằng, trung du và núi thấp.
Cây ráy gai có vị cay, tính ấm
Ráy gai dùng để chữa ho, đau bụng, phù thũng, tê thấp, lưng, đầu gối đau, bàn chân tê buốt, suy gan. Thân rễ ráy gai có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, trừ suyễn như vị bán hạ và thanh nhiệt, giải độc.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ các loại cây thuốc nam quý có tác dụng chữa bệnh ở Việt Nam. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm thông tin hữu ích nhé.
Nguồn: https://latamdangian.com/cac-loai-cay-thuoc-nam-quy-co-tac-dung-dieu-tri-benh-tot-tai-nha-981.html
Vui lòng đợi ...