0 - 120,000 đ        

Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất bằng các phương pháp dân gian

Nhiệt miệng luôn khiến cơ thể mệt mỏi và ăn uống cũng kém ngon phần nào, khi bị nhiệt miệng nặng giao tiếp cũng khó khăn. Hãy cùng tìm hiểu số phương pháp chữa nhiệt miệng hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé

1.Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây:

Uống bột sắn dây pha với nước là cách phổ biến nhất được mọi người sử dụng để chữa nhiệt miệng. Theo Đông Y bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc,làm dịu mát cơ thể nhanh chóng.

Cách trị nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Đối với những người bắt đầu bị nhiệt miệng chỉ cần hòa 1 thìa cà phê bột sắn dây với 50ml nước uống mỗi ngày bệnh nhiệt miệng sẽ nhanh khỏi. Tuy nhiên khi cho trẻ em uống bột sắn dây bạn nên cho bé uống chín không nên uống sống.

2. Sử dụng nước cốt dừa chữa nhiệt miệng:

Ngoài bột sắn dây nước cốt dừa cũng có thể sử dụng để chữa nhiệt miệng bằng cách nghiền nát vào mảnh cùi dừa trắng sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng 3-4 lần hàng ngày. Thành phần kháng khuẩn có trong nước cốt dừa sẽ giúp bạn hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn khi bị nhiệt miệng giúp vết nhiệt nhanh lành hơn.

3.Sử dụng rau mùi hoặc lá húng chó để chữa nhiệt miệng:

Cũng như nước cốt dừa những loại rau này có chứa thành phần kháng khuẩn giúp vết loét mau phục hồi, nhanh chóng chữa lành vết nhiệt miệng. Bạn có thể nhai trực tiếp lá húng chó hoặc rau mùi sạch rồi sau đó súc miêngj bằng nước lạnh vết nhiệt sẽ nhanh khỏi hơn.

4. Sử dụng cà chua sống để chữa nhiệt miệng:

Ăn cà chua sống hoặc uống ngụm nhỏ nước ép cà chua từ 3-4 ngày cũng là cách chữa nhiệt miệng hiệu quả. Cà chua sẽ bổ sung vitamin 12, sắt những thành phần mà khi cơ thể thiếu sẽ dẫn đến nhiệt miệng.

5. Dùng lá nhọ nồi hoặc lá rau ngót để chữa nhiệt miệng:

Dùng lá ngót có thể trị nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Lá nhọ nồi hoặc lá rau ngót rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với một ít mật ong, dùng bông thấm vào chỗ nhiệt miệng, sưng đau, bôi từ 2-3 lần một ngày bạn sẽ thấy hiệu quả trông thấy.

6. Dùng chè tươi để chữa nhiệt miệng:

Chữa nhiệt miệng bằng lá chè tươi

Nước chè tươi hàng ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời có tác dụng bảo vệ răng miệng rất hiệu quả do bản chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng, uống quá nhiều hoặc đun quá đặc sẽ gây tác dụng ngược đối với những người dễ bị nhạy cảm.

>>> Trị nhiệt miệng bằng muối

7. Dùng nước cam, chanh để hạn chế bệnh nhiệt miệng:

Trong nước cam/chanh có chứa hàm lượng vitamin C tự nhiên cao, rất có lợi trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong nước cam có chứa chất folate, loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương, vết lở loét. Với đặc tính chống viêm có hiệu quả, do đó sẽ rất có ích cho những người bị nhiệt miệng.

8. Dùng rau diếp cá chữa nhiệt miệng:

Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Gần đây Y học hiện đại đã nghiên cứu và nhận thấy trong rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, do đó mà rau diếp có có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị nhiệt miệng. Chúng ta có thể giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc xay làm sinh tố, dùng cả nước để uống và ăn cả bả rau diếp cá sẽ rất tốt cho việc điều trị và làm mát cơ thể

TIN TỨC KHÁC
  • Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm