Vay ngân hàng để kinh doanh là hình thức vay vốn nhằm mục đích gia tăng, hỗ trợ nguồn vốn cho một kế hoạch hoặc hoạt động kinh doanh diễn ra sắp tới. Các cá nhân, chủ hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp đều có thể đăng ký.
Hiện nay có 2 hình thức vay vốn kinh doanh phổ biến:
Vay thế chấpVay thế chấp là hình thức vay có tài sản thế chấp. Có thể hiểu đơn giản, bạn sử dụng đất đai nhà xưởng để mang đi thế chấp vay vốn. Khi được ngân hàng, tổ chức tín dụng xét duyệt và chấp nhận hồ sơ thì sổ đỏ sẽ được ngân hàng giữ lại. Sau khi hoàn trả tiền nợ, ngân hàng sẽ trả lại sổ đỏ.
Vay tín chấpVay tín chấp là hình thức vay vốn kinh doanh không cần tài sản đảm bảo. Đơn vị cho vay xét duyệt dựa vào mức thu nhập và uy tín của người đứng ra vay vốn. Một số yếu tố cơ bản đó là:
– Mức độ uy tín của người vay: địa vị, cấp bậc trong xã hội, chức vụ nghề nghiệp
– Lịch sử tín dụng người vay: đã từng vay/đang vay ở đâu chưa? Có trả nợ trễ hạn hay không? Có thường xuyên hay không?
– Thu nhập người vay: thu nhập chính, nguồn thu
– Uy tín của công ty, doanh nghiệp, tổ chức mà người vay đang làm việc
Những yếu tố trên sẽ giúp ngân hàng, tổ chức tín dụng đưa ra quyết định cho vay, số tiền cho vay và thời gian cho vay.
Người vay cần phải xác định được chính xác mục đích của mình: vay bao nhiêu, bao lâu, khả năng hoàn vốn như thế nào,… Thông thường nếu bạn vay vốn thấp thì nên lựa chọn vay tín chấp bởi thủ tục đơn giản, lãi suất tính trên dư nợ giảm dần. Còn nếu bạn vay vốn lớn để đầu tư, xây nhà xưởng, mua xe ô tô thì nên lựa chọn vay thế chấp, với do thời gian vay dài và lãi suất ưu đãi hơn.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ dưới đây:
Hồ sơ pháp lý cá nhân: bao gồm CMND (CCCD), sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc xác nhận tạm trú, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký kết hôn.
Hồ sơ tài sản (nếu vay thế chấp): giấy chứng nhận quyền hợp pháp đối với các loại giấy tờ như đất đai, nhà ở, tài sản gắn liền với đất, giấy phép xây dựng; giấy đăng ký, bảo hiểm của các phương tiện giao thông,…
Hồ sơ chứng minh thu nhập:
– Nguồn thu nhập từ lương: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy xác nhận lương hoặc sao kê lương của ngân hàng.
– Nguồn thu nhập từ cho thuê: giấy tờ sở hữu tài sản cho thuê hợp pháp, bản hợp đồng thuê
– Nguồn thu nhập từ kinh doanh: giấy phép kinh doanh, sổ sách ghi chép hoạt động thu chi, hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra, hợp đồng kinh tế, hồ sơ thuế
Hồ sơ mục đích sử dụng: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn của bạn mà cần chuẩn bị những loại giấy tờ khác nhau. Ví dụ:
– Tiêu dùng: hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn bán hàng,…
– Sửa nhà, xây nhà: giấy phép sửa nhà, xây nhà; hợp đồng thi công công trình, bảng kê nguyên vật liệu sử dụng sửa nhà, xây nhà
– Mua nhà: hợp đồng mua bán, sổ đỏ, giấy tờ hợp pháp quyền sở hữu nhà đất
Quy trình vay ngân hàng để kinh doanh diễn ra khá đơn giản, gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ vay vốn: Khách hàng cung cấp cho giao dịch viên các thông tin về: mục đích sử dụng vốn vay, số tiền vay, thời gian vay, tài sản (đối với vay thế chấp), thu nhập trung bình,… Sau đó nhân viên sẽ giới thiệu gói vay phù hợp và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay: Ngân hàng xác minh lại những thông tin mà khách hàng cung cấp và tiến hành thẩm định lại hồ sơ.
Bước 3: Xét duyệt khoản vay: Thẩm định hoàn tất, ngân hàng tiến hành lập đề xuất tín dụng và xin phê duyệt từ cấp trên có thẩm quyền. Sau đó, nhân viên sẽ gửi đến khách hàng thông báo về khoản vay đã được phê duyệt
Bước 4: Giải ngân: Hai bên tiến hành ký kết hợp đồng. Sau đó, ngân hàng thực hiện nhiệm vụ giải ngân cho khách hàng bằng hình thức: tiền mặt hoặc chuyển khoản
Tùy vào ngân hàng mà mức lãi suất vay vốn khác nhau. Hiện nay, lãi suất tại các ngân hàng dao động trong khoảng từ 6 – 25%/năm.
Trên đây là những điều quan trọng cần biết khi vay ngân hàng để kinh doanh. Hãy liên hệ với ngân hàng uy tín để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.
Nguồn: https://tindunghanoi.com/huong-dan-thu-tuc-vay-ngan-hang-de-kinh-doanh-giai-ngan-nhanh.html
Vui lòng đợi ...