0 - 120,000 đ        

Phong tục thờ cúng người mới mất và lễ cúng cho người đã mất

Phong tục thờ cúng người mới mất là một trong những thủ tục rất quan trọng trong lễ tang truyền thống của người Việt Nam đã có từ lâu đời. Theo phong tục dân gian, người mới mất thường sẽ chưa được thờ chung với tổ tiên mà được lập một bàn thờ riêng tại gian thờ hoặc gian nhà ngang.

Phong tục thờ cúng người mới mất và lễ cúng cho người đã mất
Phong tục thờ cúng người mới mất và lễ cúng cho người đã mất

Phong tục thờ cúng người mới mất và cúng cơm cho người mới mất như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu phong tục thờ cúng người mới mất

Sinh – Lão – Bệnh – Tử là một trong những quy luật cuộc đời mà bất kì ai cũng phải trải qua. Khi có người mất, gia đình phải lập một bàn thờ riêng, người ta thường gọi đó là bàn thờ vong.

Những người mới mất thường sẽ chưa được thờ chung với tổ tiên mà được lập một bàn thờ riêng tại gian thờ hoặc gian nhà ngang, với bài trí tương đối đơn giản, gồm: một bát nhang, bài vị (hoặc ảnh), mâm ngũ quả, lọ hoa, chén nước, ngọn đèn… Gia đình lập bàn thờ cho vong linh người mất để cầu khấn cho họ sớm được siêu thoát, được họa sanh vào cảnh lành, đừng lưu luyến trần gian nữa.

Việc lập bàn thờ vong chính là để thuận tiện cho việc thờ cúng, cầu nguyện, làm giỗ như cúng 49 ngày, 100 ngày tùy quan niệm và phong tục tại mỗi địa phương, cúng trước khi xã tang. Bàn thờ vong có thể dùng bàn thờ đứng hoặc bàn thờ treo tường tùy vào vị trí không để thờ tại mỗi gia đình.

Việc lập bàn thờ vong chính là để thuận tiện gọi vong linh về những khi nhà có giỗ hoặc khi đến giỗ hằng năm của người đã mất.

Cách lập bàn thờ người mới mất

Chuẩn bị bàn thờ

Bàn thờ người mới mất là một loại tủ hay bàn có trưng bày di ảnh, bát hương, nhang đèn,… dành cho người đã khuất. Nên lập bàn thờ có kích thước không quá lớn, chỉ nên vừa đủ để bày trí các đồ đạc cần thiết như: Di ảnh, bát hương, đèn, bình hoa, trái cây, bánh kẹo…

Phong tục thờ cúng người mới mất và lễ cúng cho người đã mất
Phong tục thờ cúng người mới mất và lễ cúng cho người đã mất
Chuẩn bị các vật phẩm thờ

Các vật phẩm cần phải có để tiến hành thờ vong người mới mất bao gồm: Di ảnh, bát hương, đèn, nhang, bình hoa, trái cây, bánh kẹo…

Nhập vị cho người mới mất

Tại bàn thờ sẽ có bài vị hay di ảnh của người quá cố, linh hồn của họ sẽ nhập vào vào đó và trở nên linh thiêng, được người thân thờ phụng. Có thể xem như là nơi cư ngụ, mái nhà mới dành cho những người ra đi, không còn vướng bận dương thế.

Để người đã mất không đi quan quẩn trong nhà, lưu lạc nơi dương thế gia đình nên nói như sau: “Hương linh ở tại nơi đây và không đi lẩn quẩn trong nhà, không được ra khỏi bài vị, chỉ khi nào có lời triệu thỉnh vong ra để nhận thức ăn hay cùng tụ tập thì vong mới được ra”. Sau khi hết 49 ngày cũng phải thực hiện lại việc nhập vị, để vong an trụ tại đó..

Cúng cơm cho người mới mất

Cúng cơm sau lễ tang

Việc lễ tang ngày nay dù chúng ta biết có nhiều hủ tục cần bỏ bớt, nhưng những việc còn lại phải làm, làm cho chí vóc, làm cho đầy đủ không được sai sót, như:

Cúng an sàng:

Là an vị vong linh, sau khi hạ huyệt chôn cất xong, đem vong vị về tại nhà, thiết lập bàn thờ vong, an sàng linh vị, cũng gọi cúng an sàng. Bàn thờ nầy dành để cúng vong, cúng cơm sau lễ tang. Việc cúng kiếng nầy được thực hiện đến khi mãn tang (mãn khó), sau đó thỉnh vong linh thờ cúng chung với bàn thờ cửu huyền (thờ cúng ông bà) và mọi năm cúng giỗ tưởng niệm người đã qua.

Cúng mở cửa mộ:

Còn gọi là mở cửa mả hay khai mộ, sau lễ an sàng, tức là từ khi chôn cất đến ngày thứ ba mọi người trong gia đình ra thăm mộ có đem theo lễ vật cúng, như: thang 9 bậc đối với người nữ, thang 7 bậc đối với người nam. Cây thang 5 tấc tượng trưng cho ngũ thường, 3 ống trúc đựng gạo nước tượng trưng cho tam cang, gà con kêu chi chít, tiếng kêu của gà con làm cho vong linh đã chết sau 3 ngày tỉnh thức biết đường lên khỏi mộ, cây mía lau tượng trưng cho công lao của cha mẹ lo cho con cái.

Ngoài các vật dụng đặc biệt trên còn có chè xôi, tam sên (hay tam sanh, gồm thịt, tôm, trứng luộc), trái cây, rượu, trà, gạo, muối, giấy tiền vàng bạc, trầu cau…Ở nhà cúng 4 mâm cơm, cúng ông bà, đất đai, cô hồn, cúng vong.

Cúng thất:

Lấy dấu mốc ngày người chết là ngày thứ nhất đến ngày thứ bảy làm lễ cúng thất, cúng tuần thất, 7 ngày, Nghi thức cúng thất bắt đầu từ buổi chiều ngày trước khoảng 16 giờ, tức ngày còn sống, rước Thầy đến cúng khai kinh, có sắm hương hoa trà quả, chè xôi, cúng tất cả các bàn thờ trong nhà, như cúng ông bà, cúng đất đai, cúng vong linh người chết và một mâm cúng cô hồn. Nghi thức các lễ cúng thất đều giống nhau.

Phong tục thờ cúng người mới mất và lễ cúng cho người đã mất
Phong tục thờ cúng người mới mất và lễ cúng cho người đã mất
Cúng 21 ngày, 49 ngày, 100 ngày

Cúng 21 ngày tức là cúng thất thứ ba, 7 x 3 = 21 ngày gọi là tuần tam thất

Cúng 49 ngày gọi là cúng thất thứ bảy 7 x 7 = 49 ngày gọi là cúng 49 ngày hay gọi cúng tuần chung thất

Trong thời gian nầy từ khi người thân qua đời đến ngày thứ 100. Trong những lúc gia đình ăn cơm vào buổi trưa và chiều con cháu có để bát cơm trên bàn ăn và một đôi đũa, mời ông bà về ăn rồi mới ăn, gọi là trả hiếu ông bà cha mẹ, cho đến khi nào phôi pha sự đau buồn cuộc tử biệt sanh ly mới thôi.

Phong tục thờ cúng người mới mất và cúng cơm cho người mới mất là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn.

Nguồn: 
https://gohoanggia.vn/phong-tuc-tho-cung-nguoi-mat-va-le-cung-cho-nguoi-da-mat-pid2586.html​

TIN TỨC KHÁC
  • Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm