0 - 120,000 đ        

Lở miệng uống thuốc gì? - Phương pháp điều trị dứt điểm bệnh

Khi bị lở miệng mọi người luôn thắc mắc lở miệng uống thuốc gì để nhanh lành và có thể điều trị dứt điểm tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những loại thuốc chữa bệnh lở miệng tốt nhất cùng một số phương pháp chữa lở miệng khác được bác sỹ khuyên áp dụng.

Nguyên nhân của bệnh lở miệng ở người lớn

lở miệng uống thuốc gì

Bệnh lở miệng gây ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt hàng ngày

Bệnh lở miệng là chứng bệnh phổ biến và xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là khi thời tiết hanh khô và nắng nóng. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lở miệng, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân chính sau:

– Do suy giảm hệ miễn dịch: Khi cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch, các vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công vào khoang miệng và gây ra những vết lở loét ở thành má, môi, nướu...

– Do cơ thể bị thiếu hụt nước: Cơ thể bị thiết hụt nước dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người cũng là nguyên nhân gây lở miệng.

– Khoang miệng bị tổn thương: Việc đánh răng quá mạnh tay hoặc sử dụng bàn chải lông cứng khiến vùng niêm mạc miệng bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra những vết lở loét khó chịu.

Lở miệng uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Bệnh lở miệng làm xuất hiện các nốt lở loét màu trắng ngà hoặc đục, có viền sưng tấy màu đỏ gây đau rát, khó chịu. Đây là bệnh lành tính và có thể tự lành sau khoảng 7 - 10 ngày, tuy nhiên nó vẫn gây ra những đau đớn nhất định, đặc biệt là khi ăn uống và nói chuyện. Vì vậy, khi lở miệng uống thuốc gì là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết người bệnh.

Để giúp bệnh lở miệng thuyên giảm nhanh chóng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như:

Một số loại thuốc điều trị bệnh lở miệng như dung dịch Benadryl, Listerine. Bạn cần súc miệng vài lần trong 1 ngày để làm giảm cảm giác đau đớn khó chiụ khi ăn uống cũng như khi vệ sinh răng miệng.

Một số loại thuốc có chứa các thành phần như Triamcinolone và Tetracyeline cũng giúp giảm sưng tiêu viêm rất hiệu quả, hỗ trợ việc lành thương nhanh hơn. Bạn có thể dùng bột của một viên Amoxycilline 500 hay Tetracyeline 500mg và của một viên Dexamethasone pha với 2 muỗng canh nước ấm và dùng bông chấm vào các vết lở ngày 3 – 4 lần. Kiên trì thực hiện, bệnh lở miệng sẽ nhánh chóng được "thổi bay".

Uống viên sủi vitamin cũng là một trong những phương thuốc chữa trị lở miệng rất hiệu quả. Bạn nên dùng với liều lượng 60 mg mỗi ngày là tốt nhất. Lưu ý răng bạn nên uống trước 16h vì vitamin C có tính kích thích thần kinh, uống trễ sẽ gây khó ngủ.

Ngậm một số loại thuốc có tác dụng tại chỗ như Opovilone, Strepsils… cũng có tác dụng làm giảm đau rát cho vết lở miệng.

Một số mẹo trị lở miệng từ dân gian hiệu quả nhất

Bên cạnh việc lở miệng uống thuốc gì, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa theo phương pháp dân gian dưới đây:

lở miệng uống thuốc gì 2

mẹo trị lở miệng bằng mẹo dân gian

– Nước muối loãng: Nước muối có tính sát khuẩn cao giúp tiêu diệt được vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành trở lại. Đây là cách chữa lở miệng rất đơn giản, chỉ cần sử dụng nước muối loãng để súc miệng hàng ngày, bạn sẽ nhận thấy sự thuyên giảm đáng kể của chứng bệnh này.

– Cà chua sống: Cà chua có tính mát, không chỉ bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể mà cà chua còn có tác dụng chữa trị bệnh lở miệng lâu ngày rất hiệu quả. Với phương pháp này, bạn có thể nhai cà chua sống hoặc ngậm nước ép cà chua rồi nuốt từ từ để nước cà chua có thể tiếp xúc với những chỗ lở miệng giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Thực hiện từ 3-4 lần/ngày để cho hiệu quả tốt nhất.

– Ngậm chất chát: Một số chất chát có tác dụng kháng viêm kháng khuẩn, giúp giải nhiệt miệng, chữa lở miệng, loét miệng và khử mùi hôi hiệu quả như khế chua, trà xanh, sung tươi, vỏ xoài, húng chanh...

– Sử dụng mật ong: Dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành trở lại. Vì vậy khi bị lở miệng, bạn có thể dùng mật ong để chữa bệnh. Bạn có thể ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét, mật ong trong miệng sẽ tác động trực tiếp lên chỗ bị nhiệt và tiêu diệt các loại vi khuẩn trong miệng. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp mật ong với nghệ để chữa bệnh lở miệng, mật ong có tác dụng kháng khuẩn tốt, nghệ kháng viêm tốt giúp các vết loét nhanh hồi phục. Bạn chỉ cần lấy nghệ trộn đều với mật ong và dùng tăm bông thoa đều lên vùng lở miệng, nhiệt miệng, thoa ngày 2-3 lần sẽ cho bạn hiệu quả..

– Sử dụng nước cốt dừa: Trong nước cốt dừa có chứa các tinh chất giúp diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng và giúp làm lành các vết loét. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước cốt dừa để trị lở miệng. Bạn chỉ cần dùng bông tăm thấm nước cốt dừa vào chỗ loét, kiên trì thực hiện ngày 2-3 lần để cho hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên nếu như bạn đã thực hiện đủ mọi cách mà vẫn không khỏi thì bạn nên đến trung tâm uy tín để được các bác sĩ nha khoa thăm khám, xác định nguyên nhân cụ thể và tìm ra hướng điều trị phù hợp. Nha khoa Quốc tế Dencos Luxury có đội ngũ bác sĩ có trình độ cao, giàu kinh nghiệm cùng với đó là sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại đi kèm với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đẳng cấp, chế độ chăm sóc khách hàng tận tâm tận tình, nhằm mang lại cho khách hàng cảm giác thoải mái nhất.

Nguồn: https://nhakhoadencosluxury.com.vn/lo-mieng-uong-thuoc-gi.html

TIN TỨC KHÁC
  • Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm